Thiết Bị Báo Trộm – Báo Động Qua Điện Thoại (dùng SIM)
– Nếu bạn đang cần 1 hệ thống báo trộm có khả năng cảnh báo khẩn cấp qua cuộc gọi từ xa thì thiết bị báo trộm qua điện thoại là một trong những giải pháp lý tưởng nhất để thực hiện mong muốn đó.
– Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về hệ thống chống trộm cảnh báo qua điện thoại và những ưu nhược điểm của thiết bị chống trộm dùng SIM cảnh báo qua điện thoại này nhé!
1. Thiết bị báo trộm báo qua điện thoại là gì?
– Thiết bị báo trộm qua điện thoại là thiết bị an ninh báo động tại chỗ bằng còi hú và thực hiện cuộc gọi điện thoại và nhắn tin khẩn cấp cho gia chủ để có biện pháp xử lý kịp thời ngay khi có tội phạm đột nhập hoặc lẻn vào vùng được lắp đặt các cảm biến báo động. Thiết bị này được tích hợp 01 khe gắn SIM điện thoại bên trong nên còn được gọi là thiết bị chống trộm dùng SIM (mạng GSM).
2. Thiết bị báo trộm báo qua điện thoại có ưu điểm gì?
– Với cơ chế dùng SIM báo động qua điện thoại, thiết bị chống trộm báo qua điện thoại có nhiều ưu điểm như:
* Bảo vệ 24/24 mọi tài sản vật chất và tính mạng cho văn phòng, cửa hàng và cho ngôi nhà, người thân của bạn.
* Nâng cao mức độ cảnh báo bằng việc kết hợp giữa báo động bằng còi hú và báo động trực tiếp đến số điện thoại của gia chủ, chủ văn phòng, cửa hàng hoặc doanh nghiệp khi có tình huống khẩn cấp.
* Báo động sớm để xử lý sớm khi có kẻ gian đột nhập vào ngôi nhà, văn phòng.
* Bảo vệ tài sản, tính mạng cho con người. Đặc biệt là nhóm đối tượng người yếu thế như phụ nữ, người già và trẻ em, con cái => khi nhận được cuộc gọi khẩn cấp thì chủ nhà sẽ kịp thời có biện pháp hỗ trợ ngay lập tức.
* Giúp gia chủ luôn cảm thấy yên tâm hơn, an toàn hơn khi đi ra ngoài ngôi nhà hoặc khi đang ngủ với hệ thống chống trộm gia đình.
3. Tại sao nên sử dụng thiết bị chống trộm báo qua điện thoại?
Nếu bạn thường xuyên đi làm, đi công tác xa thì thiết bị báo trộm dùng SIM sẽ hỗ trợ cảnh báo khi ngôi nhà gặp sự cố.
– Nếu bạn có văn phòng, cửa hàng, quán ăn… thì khi có trộm đột nhập ban đêm => thiết bị chống trộm dùng SIM báo qua điện thoại sẽ thông báo khẩn cấp cho bạn bất cứ khi nào. Bạn chỉ cần liên hệ ngay cho Công An Phường để hỗ trợ khẩn cấp.
– Nếu bạn và gia đình lắp thiết bị chống trộm qua điện thoại dùng SIM cho ngôi nhà của mình => khi bạn và gia đình đi chơi, đi công việc hoặc thậm chí đang ngủ ở nhà thì nếu có trộm xâm nhập => thiết bị an ninh sẽ báo ngay cho bạn và gia đình giúp có biện pháp gọi công an để hỗ trợ khẩn cấp.
Một số vị trí nên lắp thiết bị chống trộm dùng SIM báo qua điện thoại:
– Cổng nhà, cổng rào.
– Sân trước.
– Cửa chính và hành lang.
– Cửa sau, ban công.
– Sân thượng.
Nhà để xe, bãi để xe
4. Nguyên lý hoạt động của thiết bị báo trộm qua điện thoại:
– Khi có tội phạm hoặc kẻ gian đột nhập => Các đầu dò cảm biến chống trộm (cảm biến hồng ngoại, cảm biến cửa từ, cảm biến vỡ kính, cảm biến chấn động, cảm biến hàng rào điện tử…) sẽ lập tức gửi tín hiệu về loa báo động hoặc về bộ xử lý trung tâm báo động (nếu có).
– Loa báo động sẽ phát ra tiếng còi hú công suất lớn để xua đuổi tội phạm và cảnh báo dân cư xung quanh. Đồng thời thiết bị chống trộm sẽ gọi điện đến 1 số điện thoại được cài đặt trước.
– Nếu có trung tâm báo động: Trung tâm báo động sẽ tiếp nhận tín hiệu từ cảm biến, xử lý và loại trừ một số cảnh báo giả. Sau đó trung tâm sẽ chuyển tín hiệu báo động khẩn đến còi hú công suất cao và thực hiện cuộc gọi khẩn cấp đến 5-8 số điện thoại được cài đặt trước.
– Khi nhận được cảnh báo: gia chủ có thể liên hệ công an gần nhất hoặc dân cư xung quanh để hỗ trợ, hoặc có biện pháp phòng tránh để ứng phó hạn chế các thiệt hại về tài sản, an toàn tính mạng cho người thân.
Hệ thống chống trộm cho gia đình bao gồm những bộ phần nào?
Bộ xử lý trung tâm

Bộ xử lý trung tâm (trung tâm báo động gia đình) được xem là bộ não của toàn hệ thống báo trộm gia đình. Đây là nơi tập hợp tín hiệu, xử lý loại trừ tín hiệu báo động giả và phát âm thanh đến còi hú cũng như thực hiện cuộc gọi khẩn cấp đến gia chủ hoặc cơ quan chức năng.
Bộ báo động trung tâm có thể bao gồm các thiết bị ngoại vi như: bàn phím lập trình, màn hình điều khiển, remote control, ăng-ten và các cổng kết nối có dây và không dây dành cho các loại cảm biến, và cổng kết nối còi báo động gắn ngoài.
Bộ trung tâm còn được tích hợp 1 khe gắn SIM (CALL/SMS/4G) thực hiện chức năng thiết bị báo trộm qua điện thoại.
Các thiết bị cảm biến

1. Cảm biến cửa từ:
- Là đầu dò cảm biến phát hiện việc đóng / mở cửa.
- Vị trí lắp đặt: cổng, cửa chính, cửa sổ, cửa kéo, cửa lùa, cửa cuốn, cửa ban công, sân thượng…
- Có nhiều loại cảm biến dành cho nhiều loại cửa khác nhau như cửa sắt, cửa gỗ, cửa kính v.v…

2. Cảm biến hồng ngoại ngoài trời:
- Là đầu dò cảm biến phát hiện chuyển động thông qua ánh sáng hồng ngoại. Đầu hồng ngoại ngoài trời có độ nhạy ánh sáng cao và phân biệt tốt sự thay đổi của ánh sáng để tránh báo động giả.
- Vị trí lắp đặt: sân vườn, khu để xe ngoài trời, hành lang khuôn viên, sân sau, sân trước, sân thượng, ban công…
- AntiPET: Phân biệt các chuyển động không phải do con người như: vật nuôi <25kg, lá cây rơi, ánh sáng hoặc nhiệt độ thay đổi đột ngột…
- Có giá thành cao hơn so với cảm biến hồng ngoại trong nhà.

3. Cảm biến hồng ngoại trong nhà:
- Phát hiện chuyển động qua ánh sáng hồng ngoại, chỉ lắp đặt trong nhà.
- Vị trí lắp đặt: phòng khách, cầu thang, lối đi, phía trong cửa chính, trong không gian các ngôi nhà vách kính cường lực…
- Cảm biến càng cao cấp thì vi xử lý bên trong sẽ bóc tách đối tượng thành nhiều lớp để phân biệt nhiệt độ hồng ngoại đối tượng, nhận dạng báo động giả.
- AntiPET: phân biệt các chuyển động thú nuôi <25kg, các chuyển động do rèm cửa, quạt gió tránh báo động giả.

4. Cảm biến hàng rào điện tử chống trộm:
- Còn gọi là Beam hồng ngoại hoặc PhotoBeam.
- Vị trí lắp đặt: tường rào, cổng rào, khuôn viên đất, bao quanh sân vườn, hồ nước, vườn lan, ao nuôi cá, tôm…
- Là cặp thu – phát sóng hồng ngoại để nhận biết khi có vật cản đi ngang vùng “hàng rào ảo”, bao gồm 1 thiết bị phát và 1 thiết bị thu sóng.
- Có nhiều loại như: Beam 1 tia, 2 tia, 3 tia, 4 tia… Càng nhiều tia thì thiết bị càng có khả năng phát hiện báo động giả.

5. Cảm biến vỡ kính
- Là dạng đầu dò nhận biết khi có âm thanh kính vỡ.
- Vị trí lắp đặt: cửa kính (cửa chính, cửa sổ), vách kính hoặc tủ trưng bày các vật phẩm quý giá.
- Cảm cảm biến vỡ kính cao cấp sẽ tích hợp thêm 1 bộ cảm biến áp suất bên trong, dựa theo nguyên lý khi kính vỡ thì áp suất bên trong và bên ngoài sẽ thay đổi đột ngột (thường chỉ có ở các dòng cảm biến cao cấp của Châu Âu, USA như Jablotron, Loxone…)
- Cảm biến cao cấp sẽ phân biệt vỡ kính giả và vỡ kính thật.

6. Cảm biến chấn động
- Là dạng đầu dò nhận biết khi có sự va đập mạnh, rung lắc mạnh hoặc khi khoan phá bê tông, đập phá thiết bị.
- Vị trí lắp đặt: thường được gắn ở cửa (chống phá cửa) hoặc gắn tại các thiết bị cần chống phá hoại như: két sắt, máy ATM, tủ trưng bày…

- Chủ nhà quan sát phát hiện có trộm
- Người nhà đang phải đương đầu với kẻ trộm và cần sự ứng cứu của người dân xung quanh
- Người nhà cần gọi điện khẩn cho người có trách nhiệm để thông báo có sự cố khẩn cấp
- Người nhà đang gặp sự sợ hãi, hoảng loạn và đối diện với nguy hiểm tính mạng (đặc biệt là người già, trẻ nhỏ, phụ nữ, người yếu thế).
Vị trí lắp đặt: các nơi dễ thao tác bấm nút nhấn khẩn cấp như hành lang, cầu thang, phòng khách, nhà bếp v.v…, có thể lắp nhiều nơi để dễ dàng kích hoạt khi có sự cố.
Còi báo trộm – báo động:
- Còi báo động âm thanh với công suất lớn từ 85dB – 300dB, kết nối trực tiếp với trung tâm báo động.
- Vị trí lắp đặt: tại những nơi thông thoáng và người nhà có thể nghe thấy, người dân xung quanh có thể nghe thấy.
Hệ thống chống trộm gia đình hoạt động như thế nào?

Nguyên lý hoạt động của hệ thống báo trộm cho gia đình như sau:
- Bước 1: Khi có kẻ gian xâm nhập vào ngôi nhà, các cảm biến chống trộm gia đình sẽ phát hiện thông qua chuyển động hoặc tội phạm mở cửa, cạy phá cửa…
- Bước 2: Cảm biến báo trộm ngay lập tức truyền tín hiệu về thiết bị trung tâm báo động gia đình, thông qua các kết nối không dây hoặc có dây.
- Bước 3: Trung tâm sẽ truyền âm thanh đến còi hú báo trộm để xua đuổi tội phạm và cảnh báo cho gia chủ hoặc dân cư gần đó. Đồng thời trung tâm báo động sẽ kích hoạt SIM bên trong để thực hiện cuộc gọi khẩn cấp đến lần lược 5 (hoặc 8) số điện thoại được cài đặt từ trước.
- Bước 4: Chủ nhà kịp thời phát hiện sớm có tội phạm xâm nhập (ngay từ vòng ngoài ngôi nhà) nên vẫn đảm bảo an toàn và bình tĩnh xử lý sự cố hoặc gọi điện cho cơ quan chức năng để hỗ trợ. Bảo vệ tài sản, tính mạng của gia đình, người thân, người già và trẻ em nhỏ.