Nguyên nhân gây thấm dột sân thượng và sàn mái.
Có rất nhiều nguyên nhân gây thấm dột sân thượng và sàn mái, phổ biến nhất có thể kể đến những nguyên nhân sau đây:
- Đặc thù sân thượng thường xuyên phải tiếp xúc nhiều nguồn nước khác nhau như nước mưa, nước từ hệ thống ống dẫn. Ban đầu, nguồn nước ứ đọng chưa thể gây những tác hại nghiêm trọng, nhưng lâu ngày sẽ dẫn đến hiện tượng bong tróc mặt sân và tạo điều kiện cho nguồn nước dễ dàng thẩm thấu qua bề mặt bê tông hay xi măng gây nên hiện tượng thấm dột.
- Do gia chủ chưa thi công chấm thấm cho sân thượng hoặc sử dụng vật liệu chống thấm không đạt chất lượng.
Sân thượng thi công đã lâu, bị xuống cấp, nứt nẻ khiến nước mưa thấm dột qua các khe nứt. - Thiết kế sân thượng không đúng kỹ thuật, không đạt chuẩn độ dốc yêu cầu hoặc không có máng hứng thoát nước, khiến nước ứ đọng lâu ngày và thấm dột xuống sàn.
Một số gia đình sử dụng sân thượng để trồng rau thủy canh nhưng không thiết kế hệ thống thoát nước đúng chuẩn khiến nước thẩm thấu qua bề mặt sân. - Thông thường thì khi mới xây dựng, sân thượng sẽ không có tình trạng thấm dột. Do vậy mà nhiều gia chủ thường khá chủ quan quan không thi công chống thấm ngay từ đầu để tiết kiệm chi phí. Chỉ khi tình trạng thấm dột diễn ra nghiêm trọng mới cuồng cuống tìm dịch vụ chống thấm sân thượng. Lúc này quá trình chống thấm sẽ khó hơn, đòi hỏi nhiều chi phí hơn.
Thêm một số nguyên nhân dẫn đến việc sân thượng bị thấm:
– Chất chống thấm sàn mái không có khả năng co ngót theo sự thay đổi thời tiết.
– Lượng keo mỏng không tạo được chiều dày phù hợp với sự co ngót.
– Chất chống thấm bị lão hoá nhanh với ánh nắng mặt trời.
– Tại những vị trí tiếp giáp giữa hai tấm chống thấm chất lượng không tốt, thi công không đạt yêu cầu.
– Không thử nước trước khi lát gạch tàu (kiểm tra lớp chống thấm ).
– Sàn sân thượng có hệ thống thoát nước kém.
– Sàn sân thượng bị đọng nước.
GIẢI PHÁP CHỐNG THẤM SÀN MÁI, SÂN THƯỢNG:
I. Yêu cầu bề mặt bê tông trước khi bàn giao cho công tác chống thấm sân thượng:
– Tháo gỡ, di dời và dọn dẹp chướng ngại vật: ván khuôn, gỗ, sắt thép, xà bần….
– Các khuyết tật của bê tông như hốc bọng, lỗ rỗ… không nên tô trét vữa ximăng che phủ trước khi thi công xử lý chống thấm.
– Các đường ống cấp thoát nước xuyên bê tông hay hộp kỹ thuật nên được định vị và lắp đặt hoàn tất bằng trám vữa hay bê tông.
II. Quy trình thi công chống thấm sân thượng, sàn mái bê tông: Chuẩn bị bề mặt sân thượng, sàn mái bê tông . . .
– Băm, đục sạch các lớp hồ vữa ximăng, bê tông dư thừa cho trơ ra bề mặt bê tông kết cấu bằng các dụng cụ cầm tay: búa băm, búa đục, mũi đục nhọn…
– Trên bề mặt bê tông kết cấu, kiểm tra và đục mở miệng các đường nứt có rãnh rộng 1-2cm, sâu 2cm, các hốc bọng, túi đá, lỗ rỗ… sẽ được đục bỏ các phần bám dính hờ, đục rộng và sâu cho đến phần bê tông đặc chắc.
– Quanh miệng các lỗ ống thoát nước xuyên sàn bê tông đục rãnh rộng 2-3cm, sâu 3cm để có thể tiếp nhận nhiều chất chống thấm, lắp đặt sản phẩm dừng nước thanh trương nở (Thanh thủy trương) và gia cố bằng vữa đổ bù không co ngót.
– Mài toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng máy mài có lắp chổi cước sắt để làm bung tróc hết các tạp chất, bụi bẩn còn sót để có bề mặt sạch, chắc chắn cho việc thẩm thấu dung dịch chống thấm tốt.
– Dọn vệ sinh sạch sẽ bụi đất trên toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng chổi, cọ quét hay máy thổi cầm tay hay máy hút bụi công nghiệp. chống thấm sân thượng chuyên nghiệp